Khoa Lịch sử- 35 năm, một chặng đường

Tháng 12 năm 2012, khoa Lịch sử (tiền thân là khoa Sử – Chính trị), trường Đại học Quy Nhơn tròn 35 tuổi. Ba mươi lăm năm qua khoa Lịch sử không ngừng phát triển về mọi mặt, trở thành trung tâm đào tạo các ngành Sư phạm Lịch sử, Cử nhân Lịch sử và Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam cho các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
            Trải qua ba mươi lăm năm, khoa Lịch sử có gần 50 cán bộ giảng viên và chuyên viên đã từng tham gia công tác. Hiện tại, Khoa có 21 cán bộ giảng viên và chuyên viên đang làm việc. Về trình độ, có 7 tiến sĩ, 13 thạc sĩ, 1 cử nhân (trong đó có 9 giảng viên chính, 4 đang học nghiên cứu sinh tiến sĩ).
Ba mươi lăm năm qua, khoa Lịch sử đã thực hiện các nhiệm vụ công tác, đạt được những thành tích như sau:
1. Công tác đào tạo
            * Hệ Đại học
– Đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho 31 khóa với tổng số 3585 sinh viên hệ chính quy (trong đó có 2555 sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử, 1030 sinh viên ngành Cử nhân Lịch sử) và 1270 học viên hệ tại chức và hoàn chỉnh kiến thức ngành Sư phạm Lịch sử.
– Hiện đang đào tạo 694 sinh viên hệ chính quy (trong đó có 351 sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử, 343 sinh viên ngành Cử nhân Lịch sử) và 70 học viên hệ hoàn chỉnh kiến thức tại các Tây Nguyên.
* Hệ Sau đại học
Khoa Lịch sử, trường Đại học Quy Nhơn là khoa thứ hai (sau khoa Toán) được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo thạc sĩ từ năm 2000. Đến nay Khoa đã đào tạo 11 khóa (từ khóa IV đến khóa XIV) với tổng cộng 164 học viên thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, trong đó có 9 khóa với 122 học viên đã tốt nghiệp. Từ chỗ hầu hết chương trình phải mời giảng, đến nay cán bộ của Khoa đã vươn lên đảm nhận được 2/3 chương trình và nhiều học phần do giảng viên của Khoa giảng dạy được học viên đánh giá cao.
– Trong số các học viên tốt nghiệp thạc sĩ của Khoa có 2 người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 5 người đang theo học nghiên cứu sinh và nhiều người được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo từ cấp Trường đến cấp Sở.
– Thời gian tới, Khoa sẽ lập đề án xin mở 2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ: Lịch sử thế giới và Lý luận&Phương pháp dạy học Lịch sử.
2. Công tác nghiên cứu khoa học
* Đối với cán bộ
– Hoàn thành và bảo vệ thành công 10 đề tài khoa học – công nghệ cấp Bộ, 30 đề tài khoa học – công nghệ cấp Trường và 30 đề tài khoa học – công nghệ cấp Khoa do cán bộ giảng viên trong Khoa làm chủ nhiệm. Ngoài ra, còn tham gia thực hiện một số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ ở bên ngoài; tham gia phản biện, đánh giá một số đề tài khoa học cấp Tỉnh, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ..
– Chủ trì tổ chức và đồng tổ chức các hội thảo khoa học các cấp. Cụ thể là Hội thảo khoa học cấp Trường về “Nghiên cứu và giảng dạy Hồ Chí Minh” năm 1990, Hội thảo khoa học cấp Trường về “Nghiên cứu và giảng dạy Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” năm 1998, Hội thảo khoa học cấp Trường về “Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở phổ thông và đại học” năm 2002, Hội thảo khoa học cấp Khu vực về “Ủy ban Kháng chiến – Hành chính Nam Trung Bộ” năm 2004, Hội thảo khoa học cấp Trường về “30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam” năm 2005.
– Viết hàng trăm bài báo đăng trên các tạp chí, thông báo khoa học trong và ngoài trường, 50 báo cáo đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học và 50 bài nghiên cứu đăng trong các chuyên khảo khoa học. Nhiều cán bộ Khoa tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học ngoài trường (trong đó có hội thảo khoa học quốc tế).
– Viết và xuất bản 10 tập sách lịch sử địa phương, 20 tập tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng giáo viên cốt cán. Xây dựng đề cương chi tiết cho tất cả các học phần theo học chế tín chỉ và biên soạn đề cương bài giảng cho một số học phần năm thứ nhất và năm thứ hai. Đăc biệt, một số cán bộ giảng viên của Khoa đã tham gia viết 4 giáo trình cấp Bộ; đồng tác giả của một số sách chuyên khảo. Hiện có 5 nhóm tác giả đang thực hiện biên soạn giáo trình đại học theo kế hoạch phê duyệt của Nhà trường trong năm học 2011 – 2012.
* Trong sinh viên
– Từ khi thành lập đến nay, khoa Lịch sử thường xuyên phát động và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Hàng năm, Khoa tiến hành hội nghị Tổng kết và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
– Từ khi thành lập đến năm 2005, Khoa có 1 sinh viên đạt giải nhất và 1 sinh viên đạt giải ba nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Đặc biệt, từ năm 2005 đến 2012, trung bình hàng năm có 5 nhóm sinh viên đăng ký tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; là một trong những khoa đi đầu về công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên; là khoa có nhiều sinh viên đạt giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ nhất của Nhà trường.
– Kết quả có 4 sinh viên đạt giải nghiên cứu khoa học cấp Bộ, trong đó 1 giải nhì (2011), 1 giải ba (2008), và 2 giải khuyến khích (2009, 2010). Đề tài của nhóm sinh viên đạt giải nhì năm 2011 được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng bằng khen “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”.
3. Một số công tác khác
* Công tác bồi dưỡng
– Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Khoa không ngừng học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Một số cán bộ giảng dạy đã  hoàn thành chương trình trung cấp, cao cấp chính trị, tất cả cán bộ giảng dạy có trình độ từ thạc sĩ trở lên, 10 cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 4 cán bộ đang theo học nghiên cứu sinh.
– Hàng năm, Khoa tổ chức các đợt thực tế chuyên môn và các hoạt động nghiệp vụ khác cho cán bộ, sinh viên tham gia.
Câu lạc bộ Sử học được thành lập năm 2010 thu hút đông đảo các sinh viên trong Khoa tham gia. Nhằm nâng cao nhận thức, kích thích hứng thú học tập và tập dượt nghiên cứu khoa học cho sinh viên, Câu lạc bộ tổ chức nhiều hoạt động, như về nguồn, diễn đàn lịch sử trên mạng nội bộ, thi tìm hiểu lịch sử,…
* Công tác phong trào
– Hàng năm, Khoa tổ chức tổng kết và khen thưởng năm học; tổ chức khen thưởng cuối khóa; tổ chức hội nghị khoa học trong sinh viên, hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập; tổ chức hội nghị quản lý lớp, hội nghị sinh viên dân tộc ít người… Ngoài ra, còn tổ chức theo định kỳ các cuộc thi “Nhà sử học thông thái”; “Nét đẹp sinh viên”, hội diễn văn nghệ và các hoạt động thi đấu thể dục, thể thao trong cán bộ và sinh viên toàn Khoa. Mỗi năm Khoa chi khoảng 40 triệu đồng cho các hoạt động thi đua khen thưởng và học tập, sinh hoạt của sinh viên.
– Cán bộ và sinh viên trong Khoa luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và chủ trương của Nhà trường. Trong các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Nhà nước, Bác Hồ,… Khoa luôn giành vị thế cao của Trường và Tỉnh. Trong các hoạt động phong trào của Nhà trường, Khoa luôn hưởng ứng tích cực và đạt được nhiều thứ hạng cao: giải Nhất cuộc thi tìm hiểu “Thân thế, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh” (năm học 2005 – 2006); giải Nhì cuộc thi “Tiến về Sài Gòn” (năm học 2009 – 2010);  giải Nhất cuộc thi “Chung sức” và giải Nhì Hội diễn văn nghệ “Tháng Năm nhớ Bác” (năm học 2010 – 2011).
– Khoa cùng với Công đoàn quan tâm đến đời sống cán bộ đoàn viên, kịp thời động viên cả về vật chất và tinh thần cho họ. Những năm gần đây, công đoàn Khoa thường xuyên tổ chức các buổi tham quan du lịch trong và ngoài tỉnh để gắn bó các thế hệ giáo viên trong Khoa.
4. Thi đua khen thưởng
Với những thành tích trong ba mươi lăm năm qua, khoa Lịch sử, trường Đại học Quy Nhơn được các cấp ghi nhận và khen thưởng như sau:
* Về chính quyền
– Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng Ba năm 1997.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen Tập thể Tổ Lịch sử Việt Nam đạt thành tích lao động xuất sắc năm học 1998 – 1999.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen Tập thể Tổ Lịch sử Việt Nam đạt thành tích lao động xuất sắc năm học 1999 – 2000.
– Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tặng Bằng khen về Thành tích xuất sắc năm học 2000 – 2001;  2001 – 2002; 2002 – 2003; 2003 – 2004; 2004 – 2005
– Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận đơn vị tiên tiến xuất sắc năm học 2005 – 2006.
– Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Nhà trường từ  năm học 2005 – 2006 đến năm học 2011 – 2012 và năm nay đang được đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận Tập thể lao động xuất sắc
Ngoài ra, Chi bộ, Công đoàn và Đoàn thanh niên cũng liên tục giành được nhiều danh hiệu cao quý
* Về  Cá nhân
– 2 cán bộ được nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ.
– 2 cán bộ được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục&Đào tạo.
– 5 cán bộ được nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.
– 1 cán bộ được nhận Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
– 3 cán bộ được nhận Bằng Lao động sáng tạo của Công đoàn.
– 10 lượt cán bộ được nhận Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định.
– 10 cán bộ được nhận Huy chương vì sự nghiệp giáo dục và một số cán bộ nhận Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp công đoàn.
– Nhiều cán bộ và sinh viên nhận bằng khen, giấy khen của Nhà trường và các tổ chức đoàn thể.
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Trường và Khoa, có 1 cán bộ được đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng, 1 cán bộ được đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục&Đào tạo 3 cán bộ được đề nghị tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân Tỉnh
Nhằm đánh giá toàn bộ các mặt hoạt động công tác trong thời gian qua, gặp mặt các thế hệ thầy cô giáo và sinh viên, Ban lãnh đạo khoa Lịch sử quyết định tổ chức: Lễ hội Kỷ niệm 35 năm thành lập.
Thời gian: ngày 2 tháng 12 năm 2012
Địa điểm: khoa Lịch sử, trường Đại học Quy Nhơn.
– Gặp mặt các thế hệ thầy cô giáo và sinh viên, tổ chức Hội thảo (hoặc Tọa đàm) khoa học về Đánh giá chất lượng đào tạo của Khoa trong 35 năm qua.
– Văn nghệ chào mừng các thế hệ thầy cô giáo và sinh viên và tổ chức Lễ hội 35 năm thành lập Khoa.
– Tổ chức trưng bày thành tích của Khoa trong 35 năm qua.
– Tổ chức các hoạt động về thể dục thể thao, hội thi nghiệp vụ trước và trong thời gian diễn ra lễ hội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *